Nâng mũi nên ăn gì? 7 Loại thực phẩm nên lưu ý trước khi ăn

Nâng mũi nên ăn gì và kiêng gì? Kiêng trong bao lâu? – Sau khi thực hiện phẫu thuật, chiếc mũi của bạn sẽ trở nên rất nhạy cảm bởi sụn sống mũi đưa vào trong khoang mũi chưa hoàn toàn ổn định. Vết thương hở này rất dễ dàng bị kích ứng bởi vi khuẩn, tác nhân môi trường,… hay chính những thực phẩm mà bạn nạp vào cơ thể mình.

1. Nâng mũi nên ăn gì?

Sau khi phẫu thuật nâng mũi, chắc hẳn mũi của bạn đang còn rất sưng nề, thậm chí bầm tím khá nhiều. Nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng hay quá sốt ruột, điều mà bạn có thể làm để giúp chiếc mũi nhanh chóng ổn định và đẹp tự nhiên nhất bây giờ đó chính là bổ sung vào bữa ăn hàng ngày những món ăn thật bổ dưỡng ngay dưới đây:

a) Nâng mũi nên ăn gì để mũi nhanh lành?

Nâng mũi nên ăn gì? 7 Loại thực phẩm Nên và Không nên ăn - Hình 1
Nâng mũi nên ăn gì để nhanh lành?

Trong ngày đầu tiên sau khi nâng mũi (đặc biệt là nâng mũi cấu trúc hoặc chỉnh xương) tốt nhất bạn chỉ nên ăn những món ăn mềm như cháo, yến mạch, bánh ngọt,... để hạn chế cơ hàm cử động, ảnh hưởng đến sống mũi chưa ổn định.

Ngoài ra bạn cũng nên ăn những thực phẩm chứa nhiều protein để thúc đẩy nhanh chóng các tế bào, mô mềm như: Thịt lợn nạc, các loại đậu,...

b) Nâng mũi ăn chuối được không? Nên ăn quả gì?

Nâng mũi nên ăn gì? 7 Loại thực phẩm Nên và Không nên ăn - Hình 2
Nâng mũi có nên ăn chuối không?

Nhiều bạn còn thắc mắc nâng mũi ăn chuối được không? Tuy nhiên chúng tôi cũng xin khẳng định là có. Bởi chuối chứa rất nhiều dưỡng chất, vitamin, có tác dụng làm đẹp cho da. Chưa kể, sau khi thẩm mỹ khiến bạn bị mất máu, chất sắt trong chuối còn giúp tái tạo các tế bào hồng cầu, từ đó giúp quá trình hồi phục được diễn ra nhanh hơn.

Ngoài ra, chuối còn cung cấp 15% nhu cầu vitamin C, giúp cân bằng các gốc tự do, tăng sinh collagen và từ đó giúp da vùng mũi nhanh lành.

Ngoài chuối, bạn cũng nên bổ sung các loại hoa quả như: Bưởi, cam, dứa, quýt, cà chua, kiwi, đu đủ,... để giúp mũi hồi phục nhanh chóng. Lưu ý, theo các chuyên gia dinh dưỡng bạn nên ăn trực tiếp, không nên dùng nước ép hoặc sinh tố bởi lúc này các dưỡng chất đã mất đi, chỉ còn khoảng 50%.

>>>> Xem thêm: Sau khi nâng mũi nên ăn gì? Món ăn giúp mũi lành nhanh bớt sẹo

2. Nâng mũi không nên ăn gì?

a) Nâng mũi có được uống trà sữa không?

Trà sữa là loại đồ uống được yêu thích của hầu hết chị em. Dường như chúng không thể thiếu trong mỗi lần hẹn hò hay tụ tập của bất kỳ ai, thậm chí cả người mới nâng mũi. Vậy, nâng mũi nên ăn gì và có nên uống trà sữa không?

Nâng mũi nên ăn gì? 7 Loại thực phẩm Nên và Không nên ăn - Hình 3
Sau nâng mũi có được uống trà sữa nhưng chúng sẽ không tốt với sức khỏe của bạn

Mặc dù những thành phần có trong trà sữa không gây ảnh hưởng đến chiếc mũi sau phẫu thuật. Tuy nhiên, việc uống đá quá lạnh hay bạn đang mắc chứng bệnh viêm xoang thì chắc chắn mũi bạn sẽ có những phản ứng như hắt xì hơi mạnh, chảy nước mũi,... điều nay vô tình ảnh hưởng tới dáng mũi chưa ổn định.

Đặc biệt, việc cơ thể phải tiêu thụ đường quá nhiều sẽ dẫn đến dư thừa insulin, chúng sẽ thúc đẩy các gốc tự do phát triển cho vị trí vết thương của cơ thể khó có thể lành lại. Bởi vì những nhân tố này đã ức chế lại quá trình tái tạo lại những tế bào mới phục hồi lại những tổn thương cho đôi mắt của bạn.

Ngoài ra, dưới góc độ sức khỏe và vóc dáng, bạn cũng không nên quá thường xuyên uống trà sữa. Bởi chúng có chứa một lượng đường lớn dễ gây tiểu đường, đầy bụng,... thậm chí khiến bạn tăng cân không kiểm soát.

b) Nâng mũi ăn thịt vịt được không?

Nâng mũi nên ăn gì? 7 Loại thực phẩm Nên và Không nên ăn - Hình 4
Thịt vịt, thịt gà sẽ khiến vết mổ bị mưng mủ, gây ngứa ngáy, khó chịu

Nâng mũi ăn thịt gà được không hay ăn thịt vịt được không là thắc mắc của rất nhiều chị em khi chưa được bác sĩ hướng dẫn chi tiết.

Sau khi nâng mũi, khi bạn ăn thịt gà hoặc thịt vịt sẽ khiến vùng da tại vết mổ bị kích ứng gây ra ngứa ngáy, đau nhức,... khiến cho bạn cảm thấy khó chịu. Vì thế đã có nhiều trường hợp tự ý dùng tay gãi hay vô ý tác động mạnh khiến cho vùng mũi bị tổn thương không mong muốn.

>>>> Xem thêm: Nâng mũi bao lâu thì rửa mặt được? Dùng sữa rửa mặt có hại gì không?

c) Nâng mũi ăn mì tôm được không?

Nâng mũi nên ăn gì? 7 Loại thực phẩm Nên và Không nên ăn - Hình 5
Nâng mũi nên ăn gì? Có được ăn mì tôm không?

Để dáng mũi nhanh hồi phục đúng như mong đợi, bạn nên kiêng ăn mì tôm trong thời gian đầu sau phẫu thuật. Bởi bản chất mì tôm không tốt cho cơ thể, đặc biệt lúc này bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Trong khi đó, mì tôm không có dưỡng chất mà còn có tính nóng, không tốt cho vết thương. Ngoài ra, gia vị trong mì tôm thường vay, bạn không nên ăn cay trong khi mũi chưa ổn định hoàn toàn.

d) Nâng mũi có được ăn cá không?

Nâng mũi nên ăn gì? 7 Loại thực phẩm Nên và Không nên ăn - Hình 6
Sau khi nâng mũi không nên ăn cá

Bạn có thể ăn cá đồng nhưng cần phải kiêng cá biển sau khi nâng mũi. Nhiều bạn còn thắc mắc nâng mũi ăn ốc được không? Tốt nhất là bạn nên kiêng khem hoàn toàn để tránh những hậu quả không như mong muốn. Tuy nhiên thời gian kiêng khem sẽ không quá lâu, chỉ khoảng 3 tuần đến 1 tháng (tùy theo tốc độ hồi phục của vết thương).

e) Nâng mũi có được ăn trứng không?

Nhiều nghiên cứu và theo kinh nghiệm dân gian truyền đạt lại thì ăn trứng sẽ khiến vùng da bị thương có màu trắng hơn bình thường, thậm chí loang lổ, không đều màu với vùng da xung quanh. Đặc biệt, lòng trắng trứng còn có thể làm gia tăng quá trình tạo mủ ở vết thương, dẫn đến sẹo lồi. Do đó, bạn nên loại bỏ trứng và những món ăn được chế biến liên quan đến loại thực phẩm này sau khi nâng mũi.

Nâng mũi ăn trứng được không?

3. Cần kiêng trong bao lâu?

Nâng mũi nên ăn gì? 7 Loại thực phẩm Nên và Không nên ăn - Hình 7
Ngoài ra bạn cũng cần có chế độ chăm sóc sau hậu phẫu thật tốt

Nâng mũi nên ăn gì, kiêng gì và cần thực hiện trong bao lâu là thắc mắc được nhiều chị em đặt ra bởi chị em đã chán ngấy với việc chỉ được ăn thịt heo trong một thời gian dài mà không được ăn món mình yêu thích. Tùy theo cơ địa và tốc độ hồi phục của mỗi người.

Đối với những bạn có cơ địa tốt, sẽ chỉ cần kiêng khem trong khoảng từ 3 tuần đến 1 tháng. Ngược lại, những bạn có cơ địa dữ, sẹo lồi thì nên kiêng từ 1-2 tháng, đặc biệt là rau muống.

Nguồn: https://benhvienthammydonga.vn/tham-my-mui/nang-mui-nen-an-gi/