Hướng dẫn cách vệ sinh mũi sau khi nâng theo 3 Giai đoạn để hồi phục nhanh nhất

Cách vệ sinh mũi sau khi nâng như thế nào là đảm bảo an toàn, đúng cách? Có thể lúc bạn nghĩ thì sẽ rất đơn giản nhưng đến khi bắt tay vào thực hiện lại cảm thấy lóng ngóng, không biết cái nào nên làm trước cái nào làm sau. Vì vậy, nếu bạn không biết cách vệ sinh mũi sau khi nâng như thế nào thì hãy đọc ngay bài viết sau đây.

1. Những hiện tượng sau khi nâng mũi chắc chắn bạn sẽ gặp

  • Xuất hiện cảm giác đau nhẹ, căng cứng ở phần đầu mũi
  • Phù nề, sưng tấy khu vực quanh mũi - mắt sau khi ngủ dậy, thở bằng mũi sẽ hơi khó khăn
  • Có thể xuất hiện bầm tím vùng phẫu thuật từ 1 - 2 tuần (tùy cơ địa)
  • Chảy dịch màu hồng nhạt khi cúi người, hoạt động mạnh
  • Tăng tiết dịch mũi họng mức độ nhẹ

Trên đây đều là những triệu chứng thông thường mà bạn sẽ gặp phải sau khi thực hiện nâng mũi. Vì vậy bạn không nên quá lo lắng nhé, thay vào đó hãy chú ý cách vệ sinh mũi sau khi nâng thật an toàn để có kết quả tốt nhất.

>>>> Xem thêm: Nâng mũi không phẫu thuật ở đâu Đẹp,An Toàn và Uy Tín nhất ?

2. Hướng dẫn cách vệ sinh mũi sau khi nâng dễ thực hiện theo từng giai đoạn

♦ Chuẩn bị

+ Bông y tế

+ Bông tẩy trang

+ Nước muối sinh lý NaCl 0,9%

+ Dung dịch sát khuẩn Betadine

♦ Thực hiện

a) Cách vệ sinh mũi sau khi nâng trong tuần đầu tiên

Hướng dẫn cách vệ sinh mũi sau khi nâng theo 3 Giai đoạn hồi phục - Hình 1

Nước muối sinh lý và bông tẩy trang là hai vật dụng không thể thiếu trong cách vệ sinh mũi sau khi nâng

Trước tiên, bạn cần rửa tay sạch sẽ. Để sát khuẩn vết mổ, bạn có thể dùng dung dịch sát khuẩn Betadine thấm vào bông tẩy trang. Sau đó lau nhẹ nhàng lên vết mổ.  Tiếp đó, dùng nước muối sinh lý để lau lại 1 lần nữa.

Nếu bạn cắt cánh mũi và nâng mũi thì cũng thực hiện như vậy 1 lần nữa tại vị trí cắt hai bên cánh mũi. Những vị trí còn lại trên mũi, bạn hãy dùng nước muối sinh lý thấm 1 lượng vừa đủ lên bông y tế và lau nhẹ nhàng.

Lúc này những vị trí khác trên gương mặt cũng đang bị sưng nề nhẹ, bạn có thể thay thế khăn mặt bằng bông tẩy trang vệ sinh nhẹ nhàng.

Hướng dẫn cách vệ sinh mũi sau khi nâng theo 3 Giai đoạn hồi phục - Hình 2

Sử dụng bông tẩy trang để vệ sinh vùng da mặt còn lại

Để tránh tình trạng nhiễm trùng hoặc mặt tiết nhiều dầu, lên mụn trong thời gian này, bạn hãy dùng cách vệ sinh mũi sau khi nâng bên trên 3-4 lần/ngày.

Nếu vết mổ được khâu bằng chỉ thẩm mỹ, trước khi ra về, bác sĩ sẽ hẹn ngày đến cắt chỉ, thì các bạn nên đến bệnh viện đúng ngày hẹn. Thông thường, thời gian cắt chỉ là sau 1 tuần tính từ ngày phẫu thuật.

b) Cách vệ sinh mũi sau khi nâng lúc vết mổ bắt đầu liền

Hướng dẫn cách vệ sinh mũi sau khi nâng theo 3 Giai đoạn hồi phục - Hình 3

Hãy nhớ đến bệnh viện để cắt chỉ sau 7 ngày phẫu thuật

Khi vết mổ bắt đầu liền (khoảng tuần thứ 2 trở đi), bạn cũng không nên lơ là khi vệ sinh, tránh nhiễm trùng. Thời gian này, sau khi đi làm hoặc ở ngoài đường tiếp xúc với nhiều bụi bặm, bạn nên vệ sinh vết mổ bằng nước muối sinh lý như trên bằng bông y tế.

Sau khi cắt chỉ, bạn hãy sử dụng các loại kem chống sẹo liên tục 3-4 lần/ ngày. Lưu ý là chỉ thoa kem chống sẹo sau khi đã vệ sinh vết mổ.

Không nên tự ý thoa các loại thuốc kháng sinh hay bất kỳ loại thuốc nào lên vết mổ mà không được sự đồng ý của bác sỹ.

c) Cách vệ sinh vết mổ khi có dấu hiệu nhiễm trùng

Khi vết mổ có dấu hiệu sưng tấy, chảy dịch, mưng mủ, bạn tuyệt đối không nên sử dụng các mẹo dân gian để điều trị. Tốt nhất, hãy đến các bệnh viện để được tư vân và xử lý kịp thời, tránh để vết mổ nhiễm trùng nặng hơn và lây lan sang ác vùng da xung quanh. Lúc này bạn vẫn có thể vệ sinh bằng cách sử dụng nước muối để lau rửa miệng vết mổ.

Hướng dẫn cách vệ sinh mũi sau khi nâng theo 3 Giai đoạn hồi phục - Hình 4

Trường hợp chảy dịch màu đỏ đậm kéo dài bạn nên đến cơ sở thẩm mỹ để kiểm tra

>>>> Xem thêm: Nâng mũi có biến chứng không? 6 Cách dễ dàng hạn chế mọi biến chứng

3. Một vài lưu ý nhỏ về cách vệ sinh mũi sau khi nâng

  • Không gãi, va chạm hoặc đè vào vùng mũi vì có thể gây chảy máu, tụ máu khi sóng mũi chưa ổn định.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề, thuốc chống sẹo... theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý không tự  ý ngừng sử dụng thuốc khi mũi vẫn chưa hết sưng nề.
  • Thay băng trong vòng 24h sau phẫu thuật. Bạn có thể đến bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ để thay băng.
  • Chườm đá trong vòng 2 ngày đầu sau phẫu thuật để giúp giảm sưng tấy. Nên bọc ra đá bằng khăn sạch để tránh đá làm bỏng da.
Hướng dẫn cách vệ sinh mũi sau khi nâng theo 3 Giai đoạn hồi phục - Hình 5

Sử dụng đá vào túi chườm để đảm bảo giữ vệ sinh vết mổ

  • Từ ngày thứ 4 trở đi thì chườm ấm để giảm sưng và thâm tím.
  • Súc miệng và họng 2 tiếng/lần với dung dịch pha sẵn (Betadine, Eludril...)
  • Không tự động tháo thanh nẹp và phần băng trên vùng phẫu thuật. Nẹp mũi sẽ được bác sĩ tháo sau 7 ngày phẫu thuật.
  • Tình trạng sưng nề, thâm tím sẽ thuyên giảm và hết hẳn trong khoảng 2 tuần. Lưu ý đội mũ hoặc bôi kem chống nắng lên các vết thâm tím để tránh hình thành sẹo thâm do ánh nắng chiếu trực tiếp vào vết mổ khi đang hình thành da non.
  • Có thể gội đầu và tắm ngay sau khi phẫu thuật nhưng tránh để nước tiếp xúc với vùng phẫu thuật.
  • Không đi xông hơi trong ít nhất 4 tuần sau phẫu thuật.
  • Không đeo kính, không tập thể thao mạnh trong ít nhất 1 tháng sau phẫu thuật.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về cách vệ sinh mũi sau khi nâng hay mọi câu hỏi về công nghệ nâng mũi, dáng mũi,...bạn có thể để lại câu hỏi tại nút Đăng ký tư vấn bên dưới để bác sĩ có thể trả lời chi tiết, cụ thể. Chúc bạn sớm có dáng mũi nhanh lành, đẹp tự nhiên!

Nguồn: https://thammynangmui.vn/tin-tuc/cach-ve-sinh-mui-sau-khi-nang/